Mới đúng, chưa đủ
Ngày 7.2, UBND TP.HCM đã triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm.Theo đó, trong công văn của UBND TP.HCM nêu, căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm; Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo như sau:UBND TP.HCM giao chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện các công việc như sau:Từ ngày 14.2, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực. Thông tư này quy định rõ việc dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền, dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh, giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng…Ưng Hoàng Phúc: Tôi không thoải mái khi đóng cảnh tình cảm với bạn diễn nữ
Đến sáng 4.3 giờ Rome (chiều 4.3 giờ Việt Nam), Giáo hoàng Francis đã chuyển từ thở máy không xâm lấn sang tiếp nhận ôxy liều cao qua ống thông mũi.Phòng Báo chí Tòa thánh bổ sung rằng Đức Thánh Cha tiếp tục liệu pháp điều trị và vật lý trị liệu hô hấp.Trong thông cáo báo chí trước đó, Vatican cho biết Giáo hoàng Francis "trải qua 2 đợt suy hô hấp cấp tính, xảy ra do tích tụ nhiều đờm trong phế quản, dẫn đến co thắt phế quản".Suy hô hấp cấp tính là tình trạng hai lá phổi không thể truyền đủ ôxy cho máu, hoặc khí CO2 tích tụ trong cơ thể.Trong thông cáo hôm 4.3, Vatican không cho biết giáo hoàng có bị gây mê trong quá trình nội soi phế quản hay không.Một quan chức của Tòa Thánh không nêu tên cho biết kết quả xét nghiệm máu của Đức Thánh Cha hôm 3.3 vẫn ổn định.Đội ngũ y bác sĩ điều trị cho rằng đợt suy hô hấp cấp tính là một phần phản ứng bình thường của cơ thể trong lúc chống chọi tình trạng viêm nhiễm.Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay dù vẫn chưa thể đưa ra tiên lượng cho tình hình sức khỏe của giáo hoàng, ngài vẫn tỉnh táo và hợp tác trong đợt suy hô hấp cấp tính mới nhất và cần tiến hành 2 lần nội soi phế quản.Giáo hoàng tiếp tục nghỉ ngơi và không có kế hoạch thăm viếng nào vào ngày 4.3.Đức Thánh Cha nhập viện từ ngày 14.2 và đến nay vẫn chưa lộ diện trước công chúng.
Ban giám khảo trông đợi gì ở cuộc thi 'Sống đẹp' mùa 4?
Từ 17.2.2025, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào lúc 20 giờ các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim được lựa chọn để "khai sóng" là phim Những chặng đường bụi bặm của đạo diễn Trịnh Lê Phong và Cha tôi, người ở lại của đạo diễn, NSƯT Vũ Trường Khoa với 2 phong cách kể chuyện và chủ đề khác biệt, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình.Những chặng đường bụi bặm sẽ được phát sóng vào 20 giờ thứ năm, thứ 6. Chuyện phim bám theo 3 người đàn ông ở ba độ tuổi khác nhau, cùng bị đẩy đến bên lề cuộc sống. Họ lên một chuyến xe muốn chạy trốn thế giới, nhưng đó lại một hành cho họ niềm hy vọng và vun đắp một mái nhà chung. Đó là một câu chuyện ấm áp của tình người rộng mở, sự lương thiện được chia sẻ, và giá trị cốt lõi của cuộc sống được khẳng định. Mỗi người, dù đã lúc "cùng đường", dù "hết cơ hội", dù là kẻ bên lề, thì hóa ra, trong họ vẫn lấp lánh những khát khao bình dị, được có cơ hội làm lại, sống tốt đẹp, và được yêu thương.Vào vai chàng công tử tên Nguyên trong Những chặng đường bụi bặm, Đình Tú chia sẻ anh không ngờ bị tát nhiều đến vậy. Vai diễn cũng giúp nam diễn viên có thêm nhiều hành trình trải nghiệm đáng nhớ ở các vùng miền.Ở khung 20 giờ thứ hai, ba, tư sẽ là bộ phim Cha tôi, người ở lại. Bộ phim mang đến câu chuyện gia đình nhìn qua tưởng quen thuộc nhưng lại được khai thác ở những khía cạnh mới lạ. Đó là gia đình có tới 2 ông bố cùng nuôi dưỡng 3 đứa con không cùng huyết thống nhưng ở đó lại đầy ắp yêu thương, ấm áp. Ngược lại, những người thân ruột thịt của bọn trẻ lại lấy danh nghĩa người nhà để làm tổn thương, gây đau khổ cho chúng. Bộ phim đem lại những thông điệp sâu sắc khi cắt nghĩa khái niệm: Thế nào là người nhà? Gia đình kết nối với nhau bằng huyết thống hay tình yêu thương chân thành?
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Bảo vệ chủ quyền trên biển - Kỳ 2: Giữ Trường Sa
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn